( Ngày 06 tháng 05 năm 2011) Việt Nam đã và đang tham gia tổ chức thương mại quốc tế WTO. Vì vậy, hoạt động của các phòng thí nghiệm /hiệu chuẩn được công nhận có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội và góp phần giảm bớt các rủi ro thiệt hại về kỹ thuật công nghệ và kinh tế trong thương mại quốc tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn (PTN) được công nhận (VILAS) đối với công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn - chất lượng và đo lường, năm 2007, sau khi đã trang bị được các trang thiết bị hiện đại, cấp chính xác cao, đáp ứng được điều kiện cho 1 phòng thí nghiệm về truyền dẫn quang, lãnh đạo Công ty Cổ phần cáp quang Việt Nam VINA-OFC và tập thể Phòng Thử nghiệm truyền dẫn quang bắt đầu xây dựng Phòng thử nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025: 2005 với 24 chỉ tiêu thuộc lĩnh vực Điện. Với quyết tâm của lãnh đạo Công ty cũng như các thành viên của phòng Thử nghiệm và sự hỗ trợ có hiệu quả của lãnh đạo Văn phòng công nhận chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 1/6/2007 Phòng thử nghiệm theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO/IEC 17025:2005 đã hoàn thành việc xây dựng và chính thức đi vào hoạt động.

Sau một thời gian áp dụng, Phòng thử nghiệm đã được đoàn chuyên gia của Văn phòng Công nhận Chất lượng (BoA) tiến hành đánh giá và ngày 28/11/2007 Phòng thử nghiệm truyền dẫn quang đã được nhận Quyết định số 452/QĐ-CNCL của Văn phòng công nhận chất lượng với mã hiệu VILAS 285, phù hợp theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 với 24 chỉ tiêu cho lĩnh vực Điện. Cụ thể gồm có:


Tên phòng thí nghiệm:

Phòng Thử nghiệm truyền dẫn quang Vilas 285

Laboratory:

Optical Transmission Testing Laboratory

Cơ quan chủ quản: 

Công ty cổ phần cáp quang Việt Nam VINA-OFC

Organization:

VietNam Optical Fiber Cable Joint Stock Company VINA-OFC j.S.C

Lĩnh vực thử nghiệm:

Điện - Điện tử

Field of testing:

Electrical - Electronic

Người phụ trách/ Representative: 

Đồng Thị Hoàn

Người có thẩm quyền ký/ Approved signatory:

 

 

TT

Họ và tên/ Name

Phạm vi được ký/ Scope

1.               

Đồng Thị Hoàn

Các phép thử được công nhận/ Accredited tests

2.               

Nguyễn Tiến Dũng

Các phép thử được công nhận/ Accredited tests

 

Số hiệu/ Code: Vilas 285

Hiệu lực công nhận/ Period of  Validation:             28/11/2019

Địa chỉ/ Address:        Dốc Vân – Xã Yên Viên – Huyện Gia Lâm – TP Hà Nội

Địa điểm/Location:    Dốc Vân – Xã Yên Viên – Huyện Gia Lâm – TP Hà Nội

Điện thoại/ Tel:         024-38780066

Fax:       024-38780063

E-mail:                     hoandt@vina-ofc.com.vn

Website: www.vina-ofc.com.vn

 

 

TT

Tên sản phẩm,

 vật liệu được thử

Tên phép thử cụ thể

Chỉ tiêu kỹ thuật

1

Cáp sợi quang

Hệ số suy hao quang

Phương pháp đo theo kỹ thuật tán xạ ngược

IEC 60793-1-40-C (2001)

ITU-T G650 (2.4.2) (2004)

2

Tính liên tục quang

Phương pháp đo theo kỹ thuật tán xạ ngược

3

Chiều dài sợi quang

Phương pháp đo theo kỹ thuật tán xạ ngược

4

Điểm xấu trên sợi quang

Phương pháp đo theo kỹ thuật tán xạ ngược

5

Hệ số suy hao quang

Phương pháp đo theo kỹ thuật suy hao xen

IEC 60793-1-40-B (2001)

ITU-T G650 (2.4.3) (2004)

6

Hệ số tán sắc phân cực

Phương pháp đo theo kỹ thuật giao thoa

ITU-T G650 (2.7.3) (2004)

7

Khả năng chịu kéo căng cáp

IEC 60794-1-2-E1 (2003)

8

Khả năng chịu nén của cáp

IEC 60794-1-2-E3 (2003)

9

Khả năng chịu va đập của cáp

IEC 60794-1-2-E4 (2003)

10

Khả năng chịu uốn của cáp

IEC 60794-1-2-E6 (2003)

11

Khả năng chịu xoắn của cáp

IEC 60794-1-2-E7 (2003)

12

Chứng tỏ các chất độn không chảy ra khỏi cáp ở nhiệt độ chỉ ra

TCN 68-160 (1996)

13

Xác định tính ổn định về suy hao của cáp khi thay đổi nhiệt độ

IEC 60794-1-2-F1 (2003)

14

Phương pháp thử ngấm nước

IEC 60794-1-2-F5 (2003)

15

Thiết bị truyền dẫn quang

Số giây tín hiệu bị lỗi đầu thu (RxES)

Đo kiểm tra lỗi bit tín hiệu luồng 2 Mb/s

ITU-T G821 (2002)

ITU-T M2100 (2003)

16

Số giây tín hiệu bị lỗi đầu phát (TxES)

Đo kiểm tra lỗi bit tín hiệu luồng 2 Mb/s

17

Số giây tín hiệu bị lỗi nghiêm trọng đầu thu (RxSES)

Đo kiểm tra lỗi bit tín hiệu luồng 2 Mb/s

18

Số giây tín hiệu bị lỗi nghiêm trọng đầu phát (TxSES)

Đo kiểm tra lỗi bit tín hiệu luồng 2 Mb/s

19

Số giây tín hiệu không được chấp nhận (US)

Đo kiểm tra lỗi bit tín hiệu luồng 2 Mb/s

20

Số giây tín hiệu bị lỗi đầu thu (RxES)

Đo kiểm tra lỗi bit tín hiệu quang STM-1

ITU-T G821 (2002)

ITU-T M2101 (2003)

 

 

21

Số giây tín hiệu bị lỗi đầu phát (TxES)

Đo kiểm tra lỗi bit tín hiệu quang STM-1

22

Số giây tín hiệu bị lỗi nghiêm trọng đầu thu (RxSES)

Đo kiểm tra lỗi bit tín hiệu quang STM-1

23

Số giây tín hiệu bị lỗi nghiêm trọng đầu phát (TxSES)

Đo kiểm tra lỗi bit tín hiệu quang STM-1

24

Số giây tín hiệu không được chấp nhận (US)

Đo kiểm tra lỗi bit tín hiệu quang STM-1

 

         Cùng với quyết định số 452/QĐ-CNCL của Văn phòng công nhận chất lượng, ngày 17/12/2007 Phòng Thử nghiệm truyền dẫn quang đã ký kết Thỏa thuận với tổ chức công nhận Phòng Thử nghiệm quốc tế (ILAC-MRA) - Đây là tổ chức các Phòng thử nghiệm thuộc châu Á - Thái Bình Dương. Qua đó tất cả các kết quả thử nghiệm thuộc các phòng Thử nghiệm trong tổ chức này đều được thừa nhận lẫn nhau.

Như vậy, đây là phòng Thí nghiệm đầu tiên về cáp sợi quang được công nhận cấp quốc gia - VILAS, cũng là phòng thử nghiệm đầu tiên về cáp sợi quang được công nhận phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động quản lý đo lường, đảm bảo đo lường chính xác phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nó không chỉ giúp cho việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, kiểm soát tốt hơn các loại cáp quang được sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu vào Việt Nam, đảm bảo chất lượng, tuổi thọ, hiệu quả kinh tế và sự an toàn của mạng Viễn thông Việt Nam đạt chuẩn Quốc tế.   

Đặc biệt, Ngày 19/3/2008, Bằng Quyết định Số 822/QĐ-BTTTT của Bộ thông tin và Truyền thông đã công nhận  Phòng Thử nghiệm truyền dẫn quang VILAS 285 là phòng thử nghiệm được chỉ định của Bộ.

Như vậy phòng Thử nghiệm truyền dẫn quang của VINA-OFC sẽ có thêm trọng trách mới đó là: Phòng thử nghiệm quốc gia VILAS 285.

Đây là phòng Thử nghiệm truyền dẫn quang đầu tiên tại Việt Nam được Bộ TTTT chỉ định.

Hiện nay, phòng Thử nghiệm truyền dẫn quang đã có nhiều khách hàng như Công ty mạng lưới Viettel, Công ty Viettel Global, các công ty viễn thông trong Tập đoàn VNPT, Fujikura - Nhật Bản, Hàn Quốc… Bên cạnh đó còn có các nhà máy sản xuất cáp quang khác trong nước như Nhà máy M3, Sacom, VINACAP, TFP, Thăng Long Cáp và nhiều nhà máy sản xuất cáp khác trong cả nước.

Sau gần 4 năm hoạt động, phòng Thử nghiệm truyền dẫn quang VIALS 285 đã thực sự trở thành người bạn đường tin cậy của với nhiều khách hàng trong và ngoài nước về việc thẩm định, đánh giá chất lượng cáp quang trước khi đưa vào sản xuất và sử dụng hàng loạt. VILAS 285 đã hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp sản xuất và sử dụng cáp ở trong và ngoài nước cơ hội cập nhập, tiếp cận nhanh chóng với những thay đổi, phát triển của kĩ thuật; công nghệ sản xuất cáp sợi quang đồng thời đáp ứng đầy đủ các văn bản quy định của nhà nước trong việc đấu thầu, kiểm tra kỹ thuật, chất lượng cáp trước khi lắp đặt.

Qua thực tế kiểm nghiệm các loại cáp sợi quang sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài đã loại bỏ được một số loại cáp không đảm bảo chất lượng; tiêu chuẩn thiết kế và yêu cầu trong hồ sơ mời thầu…Tỉ lệ cáp không đạt chuẩn chiếm tỷ lệ đến 10% số mẫu cáp đưa vào thử nghiệm. Về giá trị kinh tế có những lô hàng nhập khẩu khách hàng phải thu hồi về có giá trị khá lớn. Quan trọng hơn là việc đảm bảo đưa vào khai thác mạng viễn thông có chất lượng quốc tế; có tuổi thọ và hiệu quả cao. Đây cũng là nhưng thông tin rất đáng quan tâm đối với các nhà sản xuất, quản lý, đầu tư khai thác mạng viễn thông tại Việt Nam. Việc có chứng chỉ VILAS cho các loại sản phẩm trước khi sản xuất cũng như trước khi hoàn tất việc thanh toán và lắp đặt cáp sợi quang trên mạng lưới là nhu cầu khách quan, thông lệ Quốc tế cũng là niềm tự hào của chúng ta về khả năng kiểm soát các sản phẩm có công nghệ cao đưa vào sử dụng tại Việt Nam.

 Trong thời gian tới Phòng thử nghiệm truyền dẫn quang ngoài việc duy trì và không ngừng cải tiến để hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng PTN theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 đối với các phép thử/đo đã được công nhận, đồng thời tiến tới đầu tư bổ sung và xin công nhận thêm nhiều phép thử/đo và hiệu chuẩn mới phục vụ ngày càng tốt hơn thị trường viễn thông Việt Nam đang ngày càng phát triển và hội nhập./.
 
                                                                             Th.s. Đồng Thị Hoàn